Top 3 # Xem Nhiều Nhất Thành Phần Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhatkydaigiadinh.com

Chống Nắng Vật Lý Vs Hóa Học Chứa Thành Phần Gì, Khác Nhau Thế Nào?

Kem chống nắng có thành phần chính Kẽm Oxit (ZnO) và Titan Oxit (TiO2), Các hợp chất hóa hữu cơ có thể hấp thụ các thành phần nguy hại ánh sáng cực tím (oxybenzone, sulisobenzone, avobenzone)…

Kem làm tan mỡ bụng Vichy

Kem massage tan mỡ bụng Clarins body Shaping Cream 200g

Những điều cần biết về kem chống nắng

Nhiều người xem kem chống nắng như tấm khiên thần kỳ chống lại ánh nắng mặt trời, nhưng liệu chúng ta cứ bôi kem chống nắng thì ra đường vô tư?

1. Kem chống nắng hoạt động như thế nào?

Chống nắng vật lý: theo cơ chế phản xạ ánh sáng (ánh sáng chiếu lên da sẽ bị phản xạ lại, nên không xuyên được vào trong da). Kem chống nắng vật lý sử dụng 2 chất là Kẽm Oxit (ZnO) và Titan Oxit (TiO2). Hai thành phần này đều chống được cả tia UVA và tia UVB rất mạnh. Kem chống nắng vật lý có đặc điểm không bao giờ gây kích ứng da, vì thế nó là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị dị ứng với kem chống nắng.

– Chống nắng hóa học: theo cơ chế hấp thụ (Tia UV sẽ bị kem chống nắng hấp thụ nên không xuyên được vào trong da). Kem chống nắng hóa học sử dụng nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần sẽ ngăn được tia UVA hoặc tia UVB.

Một kem chống nắng tốt sẽ kết hợp các thành phần ngăn tia UVA với các thành phần ngăn tia UVB tạo thành 1 phức hợp ngăn tia UV ổn định. Kem chống nắng có làm trắng da không?

2. Thành phần có trong kem chống nắng là gì?

Đặc biệt là khả năng bảo vệ da khỏi các tia bức xạ không tốt. Nếu bạn vẫn muốn dùng kem chống nắng hóa học để có làn da tự nhiên, hãy dùng những loại kem chống nắng chứa cả thành phần vật lý và hóa học để bảo vệ da mà không để lại vệt trắng gây mất thẩm mỹ.Và đừng quên dù sử dụng loại kem chống nắng nào bạn cũng cần dùng đủ lượng khoảng 1.5gr – chừng hơn một lóng tay giữa để đạt hiệu quả chống nắng tối đa. Tuy niên, lượng dùng nhiều như trên dễ gây cảm giác nhờn dính, bạn có thể tách ra làm 2 lần dùng. Lần đầu dùng một nửa số kem chống nắng và áp đều trên mặt. Sau đó đợi 10 phút, dùng giấy thấm dầu và tiếp tục dùng số chống nắng còn lại.

3. Thành phần có trong kem chống nắng có thể lọc tia UV

Kem chống nắng chứa một hoặc nhiều bộ lọc tia cực tím (UV), trong đó có ba loại chính:

– Các hợp chất hóa hữu cơ có thể hấp thụ các thành phần nguy hại ánh sáng cực tím (oxybenzone, sulisobenzone, avobenzone).

– Các hạt vô cơ phản chiếu, tán xạ và hấp thụ tia UV (titanium dioxide, oxide kẽm, superoxide dismutase, phlebodium aureum).

– Các hạt hữu cơ có thể phản chiếu, tán xạ hay hấp thụ ánh sáng tinosorb M, tinosorb S, mexoryl XL.

Hội Ung thư Mỹ khuyên nên sử dụng kem chống nắng vì có thể giúp ngăn chặn ung thư biểu mô tế bào gai và tế bào đáy.

Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng kem chống nắng có thể ngăn tình trạng da cháy nắng nhưng không ngăn chặn được bức xạ của tia UVA, do đó có thể làm tăng tỉ lệ u hắc tố ác tính, một loại ung thư da, vì người sử dụng kem chống nắng có thể tiếp xúc với quá nhiều UVA mà không cảm nhận được.

Cách thoa kem chống nắng hiệu quả

* Bôi kem chống nắng trước 15-30 phút trước khi bạn đi ra ngoài (tuỳ loại kem chống nắng). Bôi đều và không quên bôi những vị trí xung quanh vùng mắt, môi, mũi, tai và cổ. Môi cũng cần những sản phẩm chống nắng riêng như son dưỡng có chỉ số SPF

* Sản phẩm chống nắng đạt hiệu quả tối đa chỉ khi bạn thoa đúng độ dày 0,2mm kem lên da.

* Bạn nên chọn loại kem không thấm nước (waterproof hoặc water-resistant) nếu định đi bơi hoặc khi làm việc ra nhiều mồ hôi. Nhưng thông thường khi bơi lội thì sau 40 phút nên bôi lại kem chống nắng.

* Để tránh tăng sắc tố đen cho da bạn nên tránh ăn mặn và các thực phẩm cay.

* Lưu ý:

– Kiểm tra ngày hết hạn của sản phẩm, bởi vì một số thành phần kem chống nắng có thể giảm sút theo thời gian và khiến các vi khuẩn phát triển.

– FDA khuyến cáo không dùng kem chống nắng với em bé dưới 6 tháng tuổi. Thay vào đó, những em bé này nên được đặt trong khu vực râm mát.

Từ khóa:

Thanh phan chinh trong kem chong nang

Kem chong nang co thanh phan gi

Huong dan chon kem chong nang dung cach

Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học

Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý được hiểu là dạng kem chống nắng vô cơ. Nó sẽ bao gồm các thành phần như titanium dioxide và zinc oxide. Trong đó, titanium dioxide là thành phần chính của loại kem chống nắng vật lý này.

Kem chống nắng vật lý có công dụng tạo ra một lớp màn chắn bảo vệ da. Từ đó giúp ngăn chặn và phản xạ lại tia uv, khiến chúng không thể đi xuyên qua da.

Ưu điểm của kem chống nắng vật lý

– Tác dụng nhanh ngay khi vừa thoa lên da mà không cần phải đợi thêm một khoảng thời gian như kem chống nắng hóa học.

– Bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB (tia uv).

– Ít gây kích ứng cho da nên phù hợp với những người có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng.

– Khả năng làm dịu da tốt khi tiếp xúc với ánh nắng.

– Lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài nên không cần phải thoa lại.

Nhược điểm của kem chống nắng vật lý

– Có thể gây bí da, bít tắt lỗ chân lông do chất kem dày. Đây cũng là nguyên nhân gây mụn, da đổ dầu gây tối và làm sạm màu da.

– Dễ bị trôi kem nếu da bạn tiết nhiều mồ hôi.

– Không tệp với màu da nên nếu bạn có làn da ngăm thì sẽ không phù hợp với kem chống nắng vật lý.

– Khó tệp màu với lớp kem nền trang điểm.

Kem chống nắng hóa học là gì?

Trái ngược với kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học chính là loại kem chống nắng hữu cơ. Thành phần chính của kem chống nắng hóa học là avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…

Kem chống nắng hóa học sẽ tạo ra một màng lọc hóa học giúp bảo vệ da khỏi tia uv. Nó sẽ hấp thụ, xử lý và phân hủy các tia này trước khi nó làm tổn hại đến da của bạn. Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ, không màu, không mùi nên được đánh giá cao hơn kem chống nắng vật lý.

Ưu điểm của kem chống nắng hóa học

– Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ, ít gây nhờn rít nên sẽ không gây bít lỗ chân lông.

– Không để lại vệt trắng trên da, thấm vào da dễ dàng và không làm da bị bóng dầu.

– Dễ tiệp với màu da và có thể dùng để thay thế kem lót trang điểm.

– Kem chống nắng hóa học có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau cùng khả năng kháng nước tuyệt vời.

– Dễ bổ sung thêm các thành phần điều trị như peptide và enzyme cùng các thành phần dưỡng da khác.

Nhược điểm của kem chống nắng hóa học

– Các thành phần hóa học có trong kem chống nắng có thể gây kích ứng da. Nhất là làn da nhạy cảm với độ SPF càng cao thì càng dễ gây kích ứng.

– Kém bền vững (sau 2 giờ sử dụng bạn phải thoa lại).

– Da dầu sử dụng sẽ dễ gây mụn.

– Chờ từ 15-20 phút để kem ngấm vào da thì mới có tác dụng khi ra ngoài trời nắng.

– Khả năng gây ra sự gia tăng các đốm màu có sẵn và làm đổi màu da của bạn.

Kem chống nắng vật lý và hóa học – Loại nào phù hợp với bạn

Cả hai loại kem chống nắng vật lý và hóa học đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Và nó sẽ phù hợp cho những đối tượng khác nhau với mục đích khác nhau. Chính vì vậy, để chọn được loại kem chống nắng phù hợp thì bạn cần phải hiểu rõ làn da và nhu cầu của chính bản thân mình.

Kem chống nắng vật lý sẽ tốt hơn với những ai da dễ bị ửng đỏ khi gặp nắng nóng

Nếu sở hữu làn da nhạy cảm, dễ bị kích thước thì tốt nhất bạn nên chọn loại kem chống nắng vật lý. Bởi nó chứa các thành phần lành tính nên sẽ giúp bạn yên tâm hơn. Ngoài ra, kem chống nắng vật lý cũng phù hợp với những ai có làn da khô hay da thường.

Nguyên lý hấp thụ tia uv của kem chống nắng hóa học đó là nó sẽ xuyên qua da và chuyển đổi thành những tia nhiệt đào thải lại môi trường. Nên nếu bạn dùng loại này thì da sẽ bị ửng đỏ như cà chua.

Còn kem chống nắng hóa học lại có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh và tiệp màu với da. Nó sẽ là lựa chọn hoàn hảo với da dầu hoặc bạn muốn lớp kem chống nắng trở thành lớp nền trang điểm nhẹ nhàng.

Đi bơi thì sử dụng loại nào cũng được miễn là có khả năng chống nước

Tùy theo sở thích và tình trạng da mà bạn có thể chọn loại kem chống nắng vật lý và hóa học phù hợp. Bạn cần để ý trên chai kem chống nắng có ghi “Water Resistant” hoặc “Waterproof”. Những loại này sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn đến 1 giờ tiếp xúc với nước. Nhưng sau đó cần thoa lại ngay để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn xuất hiện dòng kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học. Thành phần của loại kem này sẽ gồm cả các chất hóa học và những chất có khả năng phản xạ tia uv như titanium dioxide. Nhờ sự kết hợp ăn ý này, loại kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học đã khắc phục được những ưu, nhược điểm của 2 loại còn lại.

Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn phân biệt và chọn được loại kem chống nắng vật lý và hóa học phù hợp.

Phân Biệt Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học

KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ

Kem chống nắng vật lý chứa những thành phần khoáng chất gồm titanium dioxide và zinc oxide (Kem chống nắng hóa học không có 2 thành phần này). Chúng tạo một lớp màng chắn trên bề mặt da nhằm loại bỏ và phản xạ các tia UV từ ánh nắng mặt trời khi chúng chiếu trực tiếp lên da của bạn.

ƯU ĐIỂM

Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và UVB.

Hoạt động ngay tức thì sau khi sử dụng lên da mà không cần chờ thời gian thẩm thấu.

Bền vững trong thời gian lâu khi da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp (không phải trong môi trường nước và ẩm)

Ít gây kích ứng cho da, phù hợp cho những làn da nhạy cảm.

Phù hợp với những làn da dễ bị kích ứng nhiệt như đỏ, bỏng rát khi tiếp xúc ánh nắng, kem chống nắng vật lý sẽ làm dịu làn da của bạn.

NHƯỢC ĐIỂM

Mau trôi khi da tiết nhiều dầu và mồ hôi. Nghĩa là lúc bạn hoạt động ngoài trời quá nhiều, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, mồ hôi sẽ làm cho kem không giữ được trên da, bạn sẽ phải bôi một lớp kem mới.

Chất kem thường sẽ có màu trắng, không tiệp vào da. Điều này gây bất lợi với những bạn có làn da ngăm.

Rất khó để làn da tiếp màu với lớp kem nền trang điểm.

Chất kem có thể bị dày, gây bí da, khiến lỗ chân lông không được thông thoáng, da bị đổ dầu sẽ dễ gây sạm và tối da.

KEM CHỐNG NẮNG HÓA HỌC

Kem chống nắng hóa học chứa các hợp chất hữu cơ như: oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học là tạo ra phản ứng hóa học, thay đổi các tia tử ngoại thành nhiệt và sau đó giải phóng nhiệt ra khỏi da. Chúng được gọi là chất hấp thụ hóa học.

ƯU ĐIỂM

Chất kem thường mỏng nhẹ, dễ dàng thấm và tán lên da, phù hợp sử dụng mỗi ngày.

Dễ dàng phối hợp thêm nhiều tinh chất dưỡng da khác trong quy trình dưỡng da.

NHƯỢC ĐIỂM

Có khả năng gây ra sự hình thành của các đốm nâu trên da

Đòi hỏi phải sử dụng kem 20 phút trước khi ra ngoài nắng.

Tăng khả năng kích ứng cho da, đặc biệt với những bạn sở hữu làn da khô thiếu độ ẩm.

Kem chống nắng hóa học thường có chỉ số SPF cao, nếu sử dụng cho da mặt sẽ dễ bị kích ứng, đặc biệt với da nhạy cảm.

Không bền vững dưới ánh nắng khi bạn tiếp xúc trực tiếp, dù ở môi trường khô ráo. Vì thế, bạn cần phải thoa lại sau mỗi 2 tiếng sử dụng.

Không thích hợp với da kích ứng với nhiệt độ vì kem chống nắng hóa học chuyển tia UV thành nhiệt, có thể làm da bạn bị ửng đỏ.

SO SÁNH KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC

Kem chống nắng vật lý và hóa học có cùng mục đích sử dụng là để bảo vệ làn da trước bức xạ của mặt trời, tuy nhiên khi sử dụng lại có những điểm khác biệt. Cụ thể những điểm khác biệt của kem chống nắng vật lý và hóa học là như sau:

Kem vật lý lành tính hơn, có thể dùng cho mọi loại da, trong khi kem hóa học có thể gây kích ứng cho da trẻ em, da nhạy cảm.

Kem vật lý dày hơn và hay để lại vệt trắng gây mất thẩm mỹ.

Kem hóa học hay gây nên tình trạng cay mắt khó chịu đặc biệt khi chúng ta đổ mồ hôi nhiều.

Kem vật lý không chống tia UVA tốt hơn kem hóa học.

Để khắc phục nhược điểm và tận dụng ưu điểm của 2 loại kem chống nắng vật lý và hóa học này, nhiều hãng mỹ phẩm nổi tiếng cũng đã nghiên cứu và tung ra những sản phẩm kem chống nắng vật lý và hóa học lai kết hợp. Ví dụ Namira Sun Protector là một trong những sản phẩm kem chống nắng vật lý và hóa học lai như thế.

DÙNG KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC ĐÚNG CÁCH

Để dùng kem chống nắng vật lý và hóa học đúng cách, chúng ta thực hiện các bước sau:

Thứ tự sử dụng: kem chống nắng là bước cuối cùng trong quy trình skincare (sau lớp dưỡng ẩm) và trước bước trang điểm. Sau khi bôi dưỡng ẩm, nên chờ khoảng 15 phút trước khi bôi kem chống nắng để tránh việc các dưỡng chất khác can thiệp vào hiệu quả của kem chống nắng. Không mix kem dưỡng ẩm hoặc kem nền chung với kem chống nắng vì nó sẽ phá hủy công thức của kem chống nắng.

Thời gian bôi kem trước khi ra nắng: nếu sử dụng kem chống nắng hóa học, nên đợi 20-30 phút sau khi bôi kem mới ra ngoài nắng để kem có thời gian thẩm thấu vào da và tạo nên lớp bảo vệ. Nếu là kem chống nắng vật lý thì không cần đợi. Kem chống nắng kết hợp vật lý và hóa học thì đợi 15-30 phút.

Liều lượng sử dụng: sử dụng khoảng ¼ teaspoon (kích cỡ 1 đồng xu) kem chống nắng thì mới đủ lượng kem cần thiết che phủ cho cả khuôn mặt. Lớp kem phải đủ dày thì hiệu quả mới phát huy.

Bôi lại thường xuyên trong ngày: bôi lại mỗi 3 tiếng đồng hồ nếu hoạt động ngoài trời, đổ mồ hôi nhiều hay đi bơi. Nên dùng giấy thấm dầu để thấm bớt lớp dầu thừa và bụi bẩn ra khỏi da trước khi bôi lại kem. Nếu có trang điểm và da đổ dầu quá nhiều thì tốt nhất là nên tẩy trang rồi bôi kem lại. Nếu môi trường làm việc trong nhà, cách xa cửa sổ có ánh nắng chiếu thì việc bôi lại kem chống nắng mỗi 3 tiếng cũng không cần thiết.

NHỮNG LƯU Ý ĐẢM BẢO CHỐNG NẮNG HIỆU QUẢ

Thoa kem chống nắng mỗi ngày, thậm chí khi làm việc trong văn phòng. Vì khi trời mưa hay khi trời mát thì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên mây, cửa kính, lớp vải quần áo.

Thoa kem chống nắng mỗi ngày, đặc biệt là sau khi tẩy tế bào chết cho da, wax lông hay dùng các sản phẩm dưỡng da có chứa AHA, BHA, retinoids, sản phẩm dưỡng trắng hoặc đang dùng thuốc kháng sinh. Bởi vì các sản phẩm trên đều làm cho da trở nên nhạy cảm với ánh nắng hơn.

Kem chống nắng vật lý và hóa học đều không thể được loại bỏ bằng nước hay sữa rửa mặt nên cần được làm sạch bằng các loại tẩy trang chứa dầu như kem tẩy trang, dầu tẩy trang, sữa tẩy trang. Tẩy trang kem chống nắng trước khi đi ngủ nếu không muốn lỗ chân lông bị bít tắc hay da bị dị ứng.

Thoa kem chống nắng lên cả vùng cổ chứ không chỉ vùng mặt, vì vùng cổ và vùng tai vì đây là vùng da mỏng, dễ bị cháy nắng và dễ bị lộ rõ dấu hiệu lão hóa nhất

Chúng ta nên dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với da và môi trường sử dụng. Chọn loại có chỉ số cao dành cho những người có da trắng, da đẹp sẵn, da mỏng, hoạt động ngoài trời trong thời gian dài. Nếu không tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời mà dùng chỉ số cao thì làm da dễ bị kích ứng, da bị khô.

Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học Cho Da Dầu

Ngày nay kem chống nắng đã trở thành một sản phẩm không thể thiếu của mỗi chị em phụ nữ để bảo vệ làn da khỏi những tác động tiêu cực của môi trường và ánh nắng mặt trời. Đối với bất kỳ làn da nào cũng vậy không chỉ riêng người sở hữu làn da dầu, bạn cần phải biết cách lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da của mình để giúp kem chống nắng phát huy tốt công dụng của mình.

Kem chống nắng vật lý cho da dầu Innisfree Eco Safety No Sebum Sunblock

Với dòng kem chống nắng của Innisfree được chiết xuất từ trà xanh, dầu hoa hướng dương cùng thành phần không chứa các chất tạo màu, tạo mùi, hương liệu, chất bảo quản, dầu khoáng giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV một cách hiệu quả mà an toàn tuyệt đối cho da.

Đối với những bạn có làn da dầu, da siêu dầu thì kem chống nắng Innisfree Eco Safety No Sebum Sunblock SPF 35+ là một lựa chọn hoàn hảo, không thể bỏ qua bởi khả năng kiềm dầu siêu tốt của sản phẩm.

Sản phẩm này có chất kem khá đặc, màu trắng hồng nhưng khi thoa lên da lại dễ dàng thấm thấu cho cảm giác thoáng mát, dịu nhẹ, khô ráo.

Vì là kem chống nắng vật lý nên khi sử dụng sản phẩm sẽ để lại một lớp màng trắng trên da, bạn có thể sử dụng thay kem trang điểm nếu muốn da được sáng mịn hơn.

Kem chống nắng vật lý Bioderma Photoderm Mineral

Đây là dòng kem chống nắng vật lý cho da dầu dạng xịt được phát triển từ hãng mỹ phẩm Bioderma của Pháp.

Với thành phần chứa 100% các chất khoáng, bổ sung vitamin E nên kem chống nắng Bioderma Photoderm Mineral vừa giúp bảo vệ da khỏi tia UV lại vừa dưỡng da, chống oxy hóa ngăn chặn sự hình thành của các nếp nhăn, vết thâm nám cho ánh nắng mặt trời gây ra.

Thành phần sản phẩm lành tính, không chứa các chất hóa học nên rất an toàn không lo kích ứng khi sử dụng.

Kem chống nắng hóa học La Roche Posay Anthelios Ultra Fluid

Kem chống nắng La Roche Posay Anthelios Ultra Fluid đã không còn là một sản phẩm xa lạ đối với những chị em ưa thích tìm hiểu về các sản phẩm chăm sóc da.

Được nghiên cứu và sản phẩm trên công nghệ đột phá với màng lọc Mexoplex độc quyền từ hãng, sản phẩm giúp ngăn chặn các tia UVA, UVB gây hại cho làn da, bảo vệ da, chống lão hóa, ngăn ngừa sự hình thành của các vết thâm nám, nếp nhăn do tia UV gây ra.

Sản phẩm có kết cấu kem lỏng, dịu nhẹ không chứa hương liệu, paraben nên nhanh chóng thẩm thấu qua da mà không làm khô, bết dính cho da, không để lại các vệt trắng trên da giúp da mịn màng tự nhiên.

Kem chống nắng vật lý lai hóa học Anessa Perfect UV Sunscreen Aqua Booster

Đây là một dòng kem chống nắng đến từ thương hiệu Shiseido nổi tiếng của Nhật Bản và cũng là sản phẩm kem chống nắng được ưa chuộng hàng đầu tại xứ sở hoa anh đào.

Với các thành phần có chứa Ethylhexyl Methoxycinnamate, Zinc Oxide, Octocrylene, Dimethicone, Titanium dioxide cùng công nghệ chống nắng độc quyền thế giới Aqua Booster giúp bạn chống nắng toàn diện cho làn da hiệu quả và bền vững bởi sự kết hợp giữ kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.

Chất kem có kết cấu ở dạng sữa lỏng đục dễ dàng thấm thấu qua da không làm da bị bết dính, nhờn dầu.

Ngoài ra sản phẩm còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da giúp da luôn được mềm mịn, căng bóng.