Top 8 # Xem Nhiều Nhất Khác Biệt Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hoá Học Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhatkydaigiadinh.com

Sự Khác Biệt Giữa Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học

So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học

1/ Thành phần

Kem chống nắng vật lý chứa những thành phần khoáng chất giàu Titanium dioxide và Zinc oxide tạo nên một lớp màng mỏng màu trắng trên da, tạo hiệu ứng nâng tone da và bảo vệ da khỏi các yếu tố từ ánh nắng như tia UVA và UVB khi tiếp xúc với da.

Trong khi đó, kem chống nắng hóa học lại chứa những hợp chất hữu cơ nh oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone. Kem chống nắng hóa học sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm thay đổi các tia tử ngoại thành nhiệt, sau đó giải phóng chúng ra khỏi da. Kem chống nắng hóa học sẽ không có hiệu ứng nâng tone da mà sẽ để lại một lớp nền mỏng tệp màu da.

2/ Cách hoạt động

Cả kem chống nắng vật lý và hóa học đều hoạt động tức thì sau khi tiếp xúc với da, kết cấu bền vững và ít gây kích ứng cho da. Nhưng kem chống nắng vật lý sẽ có nhược điểm là khá nhanh trôi khi bạn đổ nhiều mồ hôi và da tiết dầu nhiều, đồng thời do kem chống nắng vật lý có khả năng làm sáng da nên đôi khi sẽ khó tệp màu với kem nền trang điểm.

Và hiển nhiên là kem chống nắng hóa học cũng sẽ có những khuyết điểm của nó, cụ thể là chỉ số SPF thường khá cao, không phù hợp với làn da quá nhạy cảm. Đồng thời, khi chuyển hóa tia UV thành nhiệt có thể khiến da bạn bị ửng đỏ.

Tóm lại, mỗi loại kem chống nắng sẽ phù hợp với từng làn da nên chúng ta không thể đem kem chống nắng vật lý và hóa học lên bàn cân một cách xét nét được. BOSHOP xin gửi đến bạn một số kem chống nắng ổn định, có thể sử dụng được cho các loại da.

TOP 4 Kem chống nắng vật lý và hoá học tốt nhất cho da

1/ Cell Fusion C Laser Sunscreen 100 SPF 50+

Nếu làn da của bạn được xếp vào loại cực kì nhạy cảm hoặc đang cần được phục hồi sau khi điều trị thì Cell Fusion C là cái tên mà bạn không nên bỏ qua.

Bạn này thuộc dạng hỗn hợp, lai giữa kem chống nắng vật lý và hóa học vì trong thành phần có cả các chất phản quang của vật lý, vừa có hấp thụ tia UV như hóa học. Đồng thời sản phẩm còn chứa thêm các chất nuôi dưỡng da như kẽm oxit, collagen thủy phân, Vitamin E.. là các chất làm mềm da, giữ ẩm và chống oxy hóa cực cao.

2/ Kem chống nắng Laneige Sun Fluid Light SPF 50+

Kem chống nắng với kết cấu siêu mỏng nhẹ như sữa dưỡng ẩm không gây dính rít làm dịu và mịn da, giúp kiểm soát dầu tốt và giảm tác hại từ tia UV hiệu quả.

Đặc tính của sản phẩm chứa nước khoáng Ion Hydro giúp cung cấp độ ẩm cho da ở mức độ tối đa, Beta-Glucan tạo màng giữ ẩm, ngăn không cho độ ẩm ổn định trong da được thoát hơi ra môi trường bên ngoài, và chiết xuất polyphenol từ thực vật có khả năng chống oxy hóa và giúp bảo vệ da chuyên sâu hơn.

3/ Sữa chống nắng dịu nhẹ Anessa SPF50+

Sữa chống nắng là sản phẩm mới nhất của thương hiệu Anessa đình đám từ Nhật Bản, thuộc dòng lai giữa kem chống nắng vật lý và hóa học . Chỉ số SPF cao tăng cường khả năng bảo vệ da khỏi tia nắng mặt trời, kem chống nắng dạng sữa thẩm thấu nhanh và không gây bóng nhờn, đồng thời dễ làm sạch bằng sữa rửa mặt.

Hơn nữa, kem chống nắng dịu nhẹ Anessa còn được áp dụng công nghệ độc quyền Aqua Booster giúp lớp kem chống nắng lưu lại trên da lâu hơn, ngay cả khi bạn bị ra mồ hôi hay đổ dầu nhiều. Chưa hết, sữa chống nắng được tích hợp 50% thành phần là chiết xuất dưỡng da tiêu biểu như lô hội, HA, collagen, hoa tuyết nhung… giúp da luôn ẩm mịn, đồng thời ngăn được sự hình thành của nám và tàn nhang.

4/ Kem chống nắng SeoulRose Rosie First Essence Whitening Serum SPF 45

Sản phẩm cuối cùng trong bảng kem chống nắng vật lý và hóa học nhà BOSHOP còn có em Seoulrose này, với thành phần toàn những chiết xuất tự nhiên tiêu biểu như trà xanh, tinh dầu jojoba, cam thảo, rau sam, lựu đỏ, rau má, đậu xanh… kem chống nắng có thể hoạt động như một sản phẩm dưỡng trắng da hiệu quả.

Kem chống nắng Seoulrose có chỉ số SPF 45, tuy thấp hơn các sản phẩm bên trên nhưng khả năng chống nắng lại không chênh lệch là mấy, sản phẩm còn không chứa cồn nên có thể sử dụng cho mọi loại da mà không sợ kích ứng. Do ở dạng kem nhẹ nên khi thoa lên mặt, kem chống nắng sẽ thấm khá nhanh mà không gây bết dính cho người dùng, đồng thời da mặt sẽ có một lớp bóng nhẹ – đó là đặc điểm mà bạn có thể dễ dàng nhận ra ở các kiểu trang điểm Hàn Quốc.

Phân Biệt Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học Khác Nhau Thế Nào?

Phân biệt chống nắng vật lý và hóa học dựa vào thành phần, chất kem, khả năng chống nước. Nhận biết kem chống nắng vật lý hay hóa học để lựa chọn phù hợp với từng loại da.

Để đáp ứng nhu cầu bảo vệ da tối ưu của phái đẹp, trên thị trường xuất hiện khá nhiều sản phẩm kem chống nắng. Tuy nhiên, chúng được chia làm 2 loại phổ biến là kem chống nắng vật lý và hóa học.

1. Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Mặc dù mục đích chính của việc sử dụng kem chống nắng là bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, tuy nhiên có đến hai loại là kem chống nắng vật lý và hóa học. Dĩ nhiên, mỗi loại sẽ có thành phần, cơ chế hoạt động cũng như ưu điểm, nhược điểm trong việc bảo vệ làn da của bạn khác nhau. Cụ thể:

Thành phần khoáng hoạt tính của titanium dioxide và oxit kẽm.

Thành phần cơ bản chứa các chất hữu cơ như: avobenzone, octisalate, octinoxate và oxybenzone.

Cơ chế hoạt động

Hoạt động như một lớp màng chắn bảo vệ da khỏi tia UV để khuếch tán và phản xạ lại tia UV có hại ngăn chúng không xuyên thấu vào da.

Chống nắng theo cơ chế hấp thụ, xử lý và phân hủy các tia UV này trước khi chúng tiếp xúc làm hại da.

Tác dụng nhanh chóng khi thoa lên da.

Lành tính, ít gây kích ứng.

Bảo vệ da da tốt, không cần phải thoa nhắc lại nhiều lần.

Kem có kết cấu mỏng nhẹ, ít nhờn rít, ít gây bí tắc lỗ chân lông.

Dễ thấm vào da, không làm da bóng dầu hay quá trắng.

Có nhiều loại sản phẩm với chỉ số SPF khác nhau phù hợp với nhu cầu của mỗi người.

Chất kem dày nên dễ gây bí da, bóng dầu, bít tắc lỗ chân lông gây sinh mụn.

Thường tạo lớp màu trắng bệch mất thẩm mỹ.

Dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi hay hoạt động ngoài trời.

Thành phần hóa học có thể gây kích ứng, nổi mụn và ngứa.

Sau khi thoa, phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da và phát huy tác dụng chống nắng.

Có cấu trúc không bền vững nên cách 2 tiếng phải bôi lại.

Sử dụng kem chống nắng vật lý và hóa học mỗi ngày giúp ngăn ngừa sạm nám, giảm nguy cơ ung thư và lão hóa da sớm

2. Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?

2.1. Theo từng loại da

Da khô: Kem chống nắng vật lý thường được sử dụng cho những người có làn da khô. Bên cạnh đó, làn da khô vốn thiếu độ ẩm tự nhiên, thô ráp nên bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại kem chống nắng có chứa thành phần dưỡng ẩm giúp da mềm mại hơn.

Da dầu: Kem chống nắng hóa học kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sản phẩm hợp lý với các bạn có làn da dầu. Theo đó, nên ưu tiên chọn loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hay “Oil Free” (không dầu); hoặc sản phẩm dạng gel, nước hay dạng xịt để tránh gây bí da.

Da nhạy cảm: Các thành phần có trong kem chống nắng hóa học là “thủ phạm” có thể khiến làn da nhạy cảm gặp phải phản ứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Do đó, sự lựa chọn thích hợp ngay lúc này là kem chống nắng vật lý chứa thành phần lành tính, ít gây kích ứng da.

Kem chống nắng vật lý ít gây kích ứng da, phù hợp với làn da nhạy cảm

2.2. Tùy theo nhu cầu sử dụng

Nhu cầu make-up hàng ngày: Nếu bạn là người thường make-up khi ra ngoài thì kem chống nắng hóa học là sự lựa chọn tốt nhất. Bởi với khả năng thấm nhanh vào da và không để lại “vết tích” sau khi thoa, loại kem này giúp bảo vệ da tối ưu trước khi bắt đầu trang điểm.

Da dễ ửng đỏ dưới trời nắng: Khi trời nóng hay tiếp xúc với ánh nắng, gương mặt bạn có hay bị nổi các nốt ửng đỏ hai bên má không? Nếu có thì loại kem chống nắng vật lý với cơ chế phản xạ lại tia UV ngăn không cho chúng xuyên vào da sẽ tốt và an toàn hơn cho bạn.

Hay tiếp xúc với nước: Trường hợp bạn dự định đi bơi hay tiếp xúc nhiều với nước, dễ đổ mồ hôi thì khi lựa chọn bất kể loại kem chống nắng vật lý hay hóa học cũng nên xem trên bao bì có đề dòng “Water Resistant” hoặc “Waterproof” hay không. Do những loại này có khả năng giúp bảo vệ làn da của bạn lên đến 1 giờ khi tiếp xúc với nước, sau đó cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tối đa.

3. Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả

3.1. Sử dụng kem chống nắng theo đúng quy trình

Kem chống nắng nên là bước cuối cùng của quy trình chăm sóc da vào buổi sáng và trước khi trang điểm. Do các sản phẩm dưỡng da nếu dùng sau kem chống nắng đều bị giảm hiệu quả và hầu như không thể thẩm thấu qua các lớp biểu bì. Không chỉ vậy, còn làm ảnh hưởng đến tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV của kem chống nắng.

3.2. Dưỡng ẩm cho da đầy đủ

Việc này khá là cần thiết nếu như loại kem chống nắng vật lý và hóa học bạn dùng không có chứa thành phần dưỡng ẩm. Tuy nhiên, nhằm đa dạng sự lựa chọn cho người dùng trên thị trường làm đẹp hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm có đủ 2 yếu tố chống tia cực tím và dưỡng ẩm. Do đó, bạn có thể lựa chọn chúng để tiết kiệm thời gian hơn trong vấn đề chăm sóc da mỗi ngày.

3.3. Sử dụng lượng kem chống nắng phù hợp

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, lượng kem chống nắng được dùng tùy thuộc vào diện tích da mà bạn muốn bảo vệ. Cụ thể như, thoa lên da mặt cần lượng kem khoảng 1 đồng xu còn với cơ thể thì có thể dùng khoảng 3 – 4 đồng xu. Đồng thời, vừa thoa vừa vỗ massage nhẹ lên da để kem thẩm thấu tốt hơn.

Dùng kem chống nắng với lượng phù hợp không gây bí tắc lỗ chân lông, sạm da, nổi mụn, tiết nhiều dầu

3.4. Thoa trước 20-30 phút khi đi ra ngoài

Hiệu quả bảo vệ da của kem chống nắng phụ thuộc rất nhiều đến thời điểm sử dụng lên da. Theo đó, trước khi đi ra ngoài bạn nên thoa trước 20 – 30 để các thành phần trong kem có thời gian thẩm thấu vào da tốt hơn. Từ đó, phát huy công dụng tối ưu nhất của kem.

3.5. Thoa nhắc lại sau 2 giờ

Hầu hết lớp kem chống nắng chỉ phát huy tác dụng trong những giờ đầu, thế nên bạn cần thoa lại chống nắng sau 2 giờ để bảo vệ tốt nhất cho làn da của mình. Đặc biệt là với những bạn hay đi ngoài nắng, vận động đổ mồ hôi nhiều thì nên ghi nhớ lưu ý này.

3.6. Dùng kem chống nắng ngay khi ở nhà

Nhiều nghiên cứu cho biết, tia UVA có trong ánh nắng mặt trời có thể chiếu xuyên qua các lớp cửa kính, bê tông… Vì vậy, ngay cả khi bạn ở trong nhà hay lái xe cũng đừng quên thoa kem chống nắng để bảo vệ da thường xuyên hơn.

4. Giải pháp mới giúp da chống nắng hiệu quả từ bên trong

Chuyên gia da liễu Võ Thị Bạch Sương chia sẻ: “Chỉ chống nắng bằng các biện pháp bên ngoài là chưa đủ để bảo vệ da. Mỗi người cần tăng cường sức đề kháng cho da, chống nắng từ bên trong với các tinh chất thiên nhiên để hạn chế tối đa tác hại của tia UV lên cấu trúc nền của da.”

Có thể thấy, khi da tiếp xúc với ánh nắng, tia UVB tấn công lớp thượng bì, gây các tổn thương nông và cấp tính ở da như đen sạm, đỏ da, phỏng nắng, rám nắng. Còn tia UVA có thể tác động đến sâu bên trong da, làm tăng sinh men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs, từ đó làm đứt gãy, tiêu hủy các protein dạng sợi và các phân tử proteoglycan. Chính vì thế, làn da lúc này không chỉ xỉn màu do cháy nắng, mà còn xuất hiện thêm các dấu hiệu lão hóa nhăn – khô – sạm, chùng nhão chảy xệ, thậm chí là ung thư da.

Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời thành công viên uống RiTANA được áp dụng công nghệ chiết xuất hiện đại chứa nhiều tinh chất từ thiên nhiên. Nổi bật trong đó là tinh chất P. Leucotomos có tác dụng chống nắng vượt trội. Theo nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Harvard Mỹ, P. Leucotomos được ví là “kem chống nắng đường uống” vì có tác dụng trung hòa các chất oxy hóa, hạn chế tác hại của tia cực tím và ức chế hoạt động của hắc tố Melanin, đem lại khả năng chống nắng cao gấp 6 lần, tăng hiệu quả chống UVA gấp 3 lần, UVB gấp 10 lần.

Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy, sử dụng chiết xuất P. Leucotomos, làn da được đẩy nhanh quá trình phục hồi sau tổn thương do cháy nắng

Bên cạnh đó, sự kết hợp của các tinh chất như L-Glutathione, Sakura, Pomegranate (chiết xuất từ lựu)… giúp ức chế hoạt động của nhà máy Melanocytes, giảm sản xuất Melanin, đặc biệt giảm Melanin tối màu, tăng Melanin sáng màu, làm mờ các đốm đỏ nắng, giúp chống nắng, mờ nám, trẻ hóa làn da hiệu quả.

Viên uống RiTANA là sự kết tinh của các tinh chất chống nắng “đỉnh” đem đến cho phái đẹp làn da trắng hồng toàn thân, đẩy lùi sạm nám, ngăn ngừa lão hóa từ sâu bên trong

Kem chống nắng chắc hẳn là một trong những vật bất ly thân của hầu hết chị em phụ nữ, nhất là với những người thường xuyên làm việc ngoài trời. Việc phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học sẽ giúp bạn lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp giúp bảo vệ làn da quý giá khỏi tác hại của tia UV. Đồng thời, để phát huy tác dụng giúp da cải thiện độ sáng màu, mềm mượt hơn chị em nên kết hợp sử dụng viên uống RiTANA đều đặn 2 viên mỗi ngày. Chỉ sau khoảng 8 – 12 tuần sử dụng, bạn sẽ cảm nhận hiệu quả rõ rệt: da trắng hồng toàn thân, căng mịn tươi sáng, săn chắc mượt mà… đăng quang nhan sắc và trở thành Hoa hậu của chính mình.

Q &Amp; A: Kem Chống Nắng Vật Lý &Amp; Hoá Học

Trong bài Q & A lần trước, sau khi giải đáp câu hỏi: Lượng kem chống nắng bao nhiêu là đủ? Có một vấn đề tiếp theo mình luôn nhận được những thắc mắc của các bạn chính là: Sự khác nhau giữa kem chống nắng vật lý và hoá học.

I/ SO SÁNH KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ & HOÁ HỌC

Nguyên tắc hoạt động

Kem chống nắng vật lý giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách làm lệch hướng hoặc chặn các tia UV.

Kem chống nắng hoá học làm việc bằng cách hấp thụ các tia UV. Một số loại có thể phân tán tia UV, nhưng hầu hết chủ yếu vẫn là hấp thụ.

UV Filters

UV Filters là những thành phần hoạt chất trong kem chống nắng để bảo vệ làn da bạn khỏi ánh nắng mặt trời.

Tính ổn định

Nhìn chung toàn bộ các kem chống nắng vật lý là ổn định.

Khả năng kích ứng

Đối với các chất chống nắng hoá học thường thì gây khó chịu cho da nhiều hơn. Một số loại rất dễ gây kích ứng và gây nên hiện tượng chảy nước mắt khi tiếp xúc gần khu vực mắt.

Khả năng bảo vệ

Khả năng bảo vệ của kem chống nắng phụ thuộc vào số lượng các thành phần hoạt chất bên trong kem chống nắng, kích thước hạt của UV filters, tính ổn định của sản phẩm và công thức tổng quát của sản phẩm.

Titanium dioxide bảo vệ da chống lại tia UVB, nhưng đối với tia UVA thì không chống lại được hoàn toàn.

Zinc Oxide chống lại toàn bộ tia UVA và UVB

Có hiệu quả ngay sau khi dùng.

Tính an toàn

Được sự chấp thuận của FDA

Không gây ra các gốc tự do có hại cho da

Tuy nhiên Nanoparticle zinc oxide và titanium dioxide vẫn đang gây tranh cãi.

II/ MỘT SỐ SẢN PHẨM GỢI Ý

A/ Da dầu – Hỗn hợp thiên dầu

Dermalogica – Oil Free Matte SPF 30 /Kem chống nắng hoá học

Ultraceuticals – Ultra UV Protective Daily Moisturiser SPF 30 Mattifying / Kem chống nắng hoá học

SkinCeuticals – Sheer Physical UV Defense SPF 50 / Kem chống nắng vật lý

Clarins – UV Plus HP Day Screen High Protection SPF 40 / Kem chống nắng vật lý

Kose Sekkisei – Sun Protect Essence Milk / Kết hợp cả vật lý và hoá học

Avene – Very High Protection SPF 50 Emulsion / Kem chống nắng vật lý

Peter Thomas Roth – Instant Mineral SPF 30 / Kem chống nắng vật lý

Clé de Peau – UV Protection Cream SPF 50+ / Kết hợp cả vật lý và hoá học

Drunk Elephant – Umbra Sheer Physical Defense SPF 30 / Kem chống nắng vật lý

Ultraceuticals – Ultra UV Protective Daily Moisturiser SPF 30 Hydrating / Kem chống nắng hoá học

Avene – Very High Protection Cream SPF 50 / Kem chống nắng vật lý

Drunk Elephant – Umbra Sheer Physical Defense SPF 30 / Kem chống nắng vật lý

Aveeno – Natural Protection Lotion Sunscreen with Broad Spectrum SPF 50 / Kem chống nắng vật lý

Thật ra để lựa chọn được một sản phẩm kem chống nắng tốt có thể nói không dễ mà cũng không quá khó. Đầu tiên, dựa vào loại da, nhu cầu mong muốn và điều kiện sinh hoạt bạn nên xác định loại kem mình cần. Và cũng có thể trên lý thuyết bạn cho rằng sản phẩm đó phù hợp với bản thân bạn nhưng đến khi sử dụng lại không thích, nên điều cần thiết để xác định phù hợp hay không là phải trải nghiệm.

Mình hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn không còn phân vân nên quyết định sử dụng kem chống nắng vật lý hay hoá học, và có được sự lựa chọn phù hợp cho bản thân.

Cách Phân Biệt Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hóa Học

Cách phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý có khả năng ngăn chặn sự tấn công của tia UV bằng một cơ chế phản xạ lại tia này, khiến tia cực tím không tác động sâu vào da, từ đó da của người dùng không bị sạm và đen.

Thành phần: Chứa chủ yếu hai thành phần Titanium dioxide và Zinc Oxide.

Cách thức tác động lên da: Thành phần Titanium dioxide chiếm chủ yếu trong sản phẩm kem chống nắng vật lý sẽ tạo trên da một lớp kem có màu trắng khi bôi. Và đây chính là màng bảo vệ da, giúp phản xạ và phân tán lại tia cực tím để chúng không đi sâu vào da.

Chống được tia UVA, tia UVB và đồng thời có thể chống nắng phổ rộng.

Sau khi bôi kem có thể ra ngoài nắng liền.

Chất kem bám lâu trên da, lâu trôi kem.

Ít kích ứng và hạn chế tác động lên da, nhất là với người mẫn cảm với bệnh da đỏ.

Thích hợp với hầu hết các loại da, đáp ứng tốt với người da mụn.

Không tự nhiên do chất kem quá trắng

Tạo lớp màng có thể gây bí da, khiến chúng mất sự trao đổi mồ hôi dẫn đến kem nhanh trôi nên tốn thời gian bôi lại kem.

Chất kem đặc nên mất rất lâu để chúng thấm vào da.

Khi thoa không đồng đều kem lên da, tia UV sẽ thừa cơ hội chen chúc giữa các phân tử có chức năng chống nắng và gây hại cho da.

Đối tượng sử dụng: Phù hợp với mọi loại da, nên ai cũng có thể dùng

Cách sử dụng: Có thể sử dụng trước công đoạn thoa kem dưỡng da.

Kem chống nắng hóa học là gì?

Kem chống nắng hóa học thuộc dạng hữu cơ, bởi thành phần của chúng từ các chất hữu cơ có gốc carbon là chủ yếu.

Thành phần của kem chống nắng hóa học đều là hữu cơ

Thành phần thường gặp: Avobenzone, oxybenzone, mexoryl SX và XL, sulisobenzone….

Cách thức tác động lên da: Khác với kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học thực hiện chống nắng như một màng lọc hóa chất. Chúng sẽ hấp thu, sau đó thẩm thấu các chùm tia UV và chuyển hóa sang dạng có bước sóng năng lượng thấp. Từ đó, các loại tia từ ánh sáng mặt trời không gây tổn thương trên da của người sử dụng kem chống nắng hóa học.

Chất kem mỏng, có thể thoa đều và thấm nhanh hơn trên da.

Không cần bôi thêm dòng kem hỗ trợ bảo vệ da khác, vì tia UV không bao giờ len lỏi vào da giống như dạng kem chống nắng vật lý.

Tạo độ tự nhiên cho da, không gây bóng da.

Có thể kết hợp thêm nhiều chất điều trị đi kèm như peptide, peptide làm tăng tác động chống nắng.

Không thể ra nắng ngay sau khi bôi, bởi mất 20 phút kem mới thấm sâu vào da.

Dễ khiến da xuất hiện đốm nâu do cách chuyển hóa tia UV kem chống nắng trên da.

Cứ sau 2 giờ kem mất độ bền vững, phải bôi liên tục trong ngày.

Dễ kích ứng với da thiếu độ ẩm hay có thể bị ngứa. Đặc biệt, với da nhạy cảm, SPF từ 50 trở lên rất dễ kích ứng.

Với da có chứng Rosacea, hay bị mẩn đỏ.

Đối tượng sử dụng: Không dùng cho người có làn da nhạy cảm, người da dầu…

Cách sử dụng: Thoa lên da trước khi thoa kem dưỡng da.

Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Như vậy, theo các thông tin mà chúng ta đã tìm hiểu kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học từ các công thức cấu tạo, ưu và nhược điểm, thì có thể nói kem chống nắng vật lý khá thích hợp cho da của người Việt Nam.

Kem chống nắng vật lý được khuyên dùng tại Việt Nam

Nếu so sánh, kem chống nắng vật lý có độ lành tính và an toàn cho da hơn so với kem chống nắng hóa học. Bên cạnh đó, loại kem vật lý có thể dùng chống nắng mọi loại da, trong khi kem hóa học lại hạn chế dùng cho da nhạy cảm và da dầu.

Không những vậy, thời gian sử dụng trong ngày của kem chống nắng vật lý kéo dài lâu hơn kem chống nắng hóa học. Một số trường hợp kem chống nắng hóa học gây cay mắt cho người dùng. Bởi các lợi thế trên mà nhiều người tiêu dùng thường chọn kem chống nắng vật lý hơn kem chống nắng hóa học.